Về quê tránh dịch

29/07/2021SH. Giuse Lê Văn Phượng, FSCSUY TƯ
Những ngày gần đây báo chí đăng tin về cuộc tìm đường hồi hương để trốn dịch đang hoành hành tại Sài Gòn làm tôi nhớ đến cảnh di tản vào Nam mà tuổi thơ tôi vẫn còn ghi dặm trong ký ức, nhưng bây giờ đang là cuộc “di tản” trở ra... Sài Gòn và Bình Dương

Dòng người di tản từ Sài Gòn... về quê tránh dịch Covid...

Người “trọ lại” Sài  Gòn thì... làm sao?

 

Trong những ngày từ cuối tháng Năm, dịch Covid bắt đầu có nguy cơ lây nhiễm tại Sài Gòn, và nguy cơ ngày càng tăng cao, các lệnh giãn cách trên địa bàn thành phố áp dụng chỉ thị 15 và một vài nơi áp dụng chỉ thị 16. Dịch bệnh vẫn không được kiểm soát cho đến ngày 9/7/2021, lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố và con số người nhiễm bệnh ngày càng tăng (xem bảng thống kê). Ngoài báo chí, truyền hình, còn nhiều thông tin qua các kênh liên lạc: điện thoại, tin nhắn, email... chia sẻ về những khó khăn của người dân lao động, người nhập cư đang sinh sống tại Sài Gòn, nó như là những tiếng kêu cứu của người nghèo, người bị tổn thương... làm tôi nhói lòng... đang xoay xở để đóng góp phần mình theo khả năng... thì những ngày gần đây báo chí đăng tin về cuộc tìm đường hồi hương để trốn dịch đang hoành hành tại Sài Gòn làm tôi nhớ đến cảnh di tản vào Nam mà tuổi thơ tôi vẫn còn ghi dặm trong ký ức, nhưng bây giờ đang là cuộc “di tản” trở ra... Sài Gòn và Bình Dương  nơi là đất sống và cưu mang hàng triệu con người, nay người người đang tìm cách để chạy xa khỏi nó...

 

Sáng nay, lang thang tìm đọc những thông tin về đại dịch, tôi đọc được bài “đại lộ kinh hoàng 2021 ” không có tên

tác giả, rất hợp tâm tình mà tôi muốn chia sẻ, một số hình ảnh được chèn vào thay thế để trích dẫn có giá trị về nguồn cung cấp hơn.

(Trích. Đại lộ kinh hoàng 2021: Sài Gòn dân ùa chạy về quê tránh dịch Covid Delta)

Người dân nhiều địa phương đã tìm mọi cách, từ đi bộ, đạp xe đến đi xe máy, rời Sài Gòn để tránh dịch. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Chính quyền ở đâu?


Trong những ngày gần đây, hình ảnh những đoàn người chạy xe máy rời Sài Gòn đã gây xôn xao dự luận. Rất nhiều người trong số này là người gốc Thừa Thiên-Huế đang sống tại Sài Gòn, địa phương đang ở giữa đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất cả nước.

 

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, trả lời báo chí:


"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

Vạn lý hồi hương

Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Xuân viết: "Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó, mang theo cơm nước, chọn bóng râm nằm, không ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho mình và cho người."

Quãng đường từ Sài Gòn về Huế dài khoảng 1.000 km, tùy theo tuyến đường. Hành trình này đi xe máy trung bình mất hai ngày. Đó là một hành trình gian nan đối với những công nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo vốn đã mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày qua. Đó cũng là một hành trình tạo ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn, khi hàng trăm người không được kiểm soát về y tế có thể đi lại, tiếp xúc với người khác dọc hành trình thiên lý của mình, dù rằng nhiều người tuyên bố họ sẽ tự "giãn cách" để phòng dịch.

 

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người.

Bà Hoàng Xuân liên hệ với các địa phương khác: "Bình Định quê nội mình, Đà Nẵng, Thanh Hóa đón dân quê mình về bằng máy bay, Hà Tĩnh, Nghệ An thuê nguyên đoàn tàu, Quảng Nam đón bằng máy bay và xe, lập danh sách ưu tiên người già yếu, bịnh, phụ nữ, trẻ em..."

 

Không chỉ có người dân Thừa Thiên-Huế mới tự tìm đường về quê. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện tương tự đã được báo chí và cộng đồng mạng phản ánh.


Vào lúc 7 giờ sáng 9/7, bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Hương đã khởi hành đạp xe từ huyện Trảng Bom ở tỉnh Đồng Nai hướng về quê nhà Nghệ An. Với tốc độ trung bình 28km mỗi ngày trên những chiếc xe đạp "cà tàng", họ sẽ phải mất hơn một tháng mới tới nơi. May thay, sau 10 ngày, đạp đi được 282km, họ đã được hỗ trợ cho đi tàu lửa từ TP Phan Rang-Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận về quê.

 


Hồi giữa tháng 7, hàng chục người lao động đã từ Bình Định đi bộ hướng về quê là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng đói khát. Họ nằm trong số hàng trăm người dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi đi làm ăn ở các tỉnh lân cận phải đi bộ về quê trong đợt này.

Báo Công an Nhân dân ngày 22/7 dẫn lời ông Phạm Văn Thái ở huyện Ba Tơ, kể: "Chờ cả tuần không có xe, đồ ăn cũng hết nên bà con mình quyết định đi bộ. Từ 5 giờ sáng hôm kia, bà con xuất phát, đến tối thì tụm lại ngủ ven đường. Bây giờ mới đặt chân lên đất Quảng Ngãi".

 

Nhiều người dân tự tìm đường về quê cũng đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tỉnh nhà không tiếp nhận mà Sài Gòn cũng chặn đường trở lại. Báo Tuổi Trẻ ngày 24/7 đưa tin rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ Sài Gòn về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh Sài Gòn - Long An và buộc phải quay đầu. Tờ báo này dẫn lời một người dùng Facebook viết: "Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại Sài Gòn thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào."

Tại sao đón chậm?

 


Sau khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại Sài Gòn, một số địa phương đã tổ chức đón người dân của mình về. Tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng… đã tổ chức xe, máy bay để đón người, dù chưa đón hết được nhưng cũng đã giúp cho những trường hợp cần kíp nhất có cơ hội về quê. Trong khi đó, một số tỉnh khác lại chậm trễ trong việc này.

Tại Thừa Thiên-Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh này đã có thông báo UBND tỉnh quyết định tổ chức đón công dân trở về quê, dự kiến đợt 1 từ ngày 20/7 đến 25/7, đón khoảng 300 công dân từ SÀI GÒN về bằng tàu hỏa. Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 24/7 cho biết đến thời điểm bài báo đăng, Thừa Thiên-Huế vẫn chưa chính thức đón được người nào như kế hoạch công bố, trong khi đã có hơn 10.000 người đăng ký trở về quê. Tờ báo này dẫn lời ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết:

"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

Do Sài Gòn đang là vùng dịch, mọi người đi từ địa phương này tới các nơi khác đều phải thực hiện xét nghiệm, cách ly y tế theo thời gian quy định. Một số địa phương do chưa chuẩn bị được phương án đón dân, cụ thể là các phương án về cách ly, xét nghiệm, chăm sóc y tế… cho số công dân hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người hồi hương, nên đã chậm trễ trong việc đón người.

(Hết trích...)

 

Người nhập cư, lao động tại Sài Gòn giữa cơn đại dịch, khi phải rời Sài Gòn họ rất buồn... Báo Tuổi Trẻ Online đăng phụ đề: Trong cơn mưa tầm tã chiều 28-7, hàng trăm người dân Huế, Quảng Trị bắt đầu lên tàu về quê tránh dịch. Trên chuyến tàu rời thành phố, nhiều người mang tâm trạng khó tả: Họ nhớ quê hương - nơi sinh ra mình, và thương Sài Gòn - nơi cưu mang họ.

 

 

Dòng người vùng Tây Nguyên cũng rời Sài Gòn, Bình Dương để về quê tránh dịch... bằng xe máy, họ đi qua các chốt chặn kiểm dịch của tỉnh Bình Phước, Đăk Nông...

Tình trạng di tản khỏi thành phố Sài Gòn trở về quê sẽ còn tăng...

Nhưng đó chỉ là con số của những gia đình, những người trẻ có khả năng di chuyển trở về. Sài Gòn có đến hàng triệu người nhập cư và vì thế, trong lòng Sài Gòn còn đó bao nhiêu gia đình có những khó khăn và không đủ điều kiện để di chuyển, họ đành “trọ lại” thành phố này; một tin nhắn viết: “nhóm người này sắp trở thành vô gia cư” vì sẽ không có tiền trả nhà trọ, không có tiền để chi phí cho những sinh hoạt gia đình tiền ăn, tiền điện, tiền nước Họ đang được

người Sài Gòn cưu mang để mong thoát khỏi đại dịch.

 

 



Hàng ngày họ cần được cứu trợ, tại Sài Gòn bao nhiêu tổ chức xã hội, tôn giáo, cũng như các cá nhân đã quảng đại nhận lương thực thực phẩm từ nhiều nơi gửi về và mang đến phân phát tận nơi, tận tay cho những người dân lao động nhập cư đang “trọ lại” tại Sài Gòn.

 

 


Tin bài sáng này, 29/7/2021 cho hay về tình hình dịch bệnh tại Sài Gòn và khả năng tăng thời gian thực hiện giãn cách xã hội thêm 1 đến 2 tuần. Sẽ còn điều gì xảy đến nữa....

Thêm một hay hai tuần nữa,  tiếp tục giãn cách xã hội. Người dân không được ra đường.

   Ai sẽ giúp đỡ những nhóm người dân “trọ lại” tại thành phố này. Chính quyền cấp trên – ông chủ tịch Thành phố luôn mạnh mẽ nói rằng không thể để cho một người dân nào phải thiếu thốn... Nhưng còn xuống đến cấp quận, cấp phường, cấp khu phố... Ai sẽ cho họ ăn.  Ai sẽ đưa lương thực đến cho những người dân nghèo “trọ lại” này khi mà chưa có một chính sách cụ thể trong việc cung cấp lương thực thực phẩm đến từng hô dân nghèo.

“Chính anh em hãy cho họ ăn. ”

Lời Chúa như vang vọng lại đâu đây cho từng người...

“Ai có tai thì hãy nghe. ”

 

 

 

 

Sư Huynh Joseph Lê Văn Phượng, fsc

Đánh giá & chia sẽ bài viết

Hiển thị Bình luận

  1. Đang tải bình luận...

Để lại một bình luận

Mục lục
Copyright © Dòng Nữ La San Miền Việt Nam 2024. All right reserved. Thiết kế bởi IT Express
Điều khoản sử dụng & Chính sách bảo mật