Thánh Phanxicô Paola_(02 tháng 04)

21/03/2024nulasanvnNguyện Gẫm La San
Thánh Phanxicô Paola khiêm nhượng một cách hết sức lạ lùng. Đức tính này là lý do khiến ngài tự  cho mình là hoàn toàn bất xứng và không bao giờ nhận chức thánh. Ngài cũng dùng danh xưng ‘Anh Em Hèn Mọn’ cho các tu sĩ của Dòng ngài.

Bài Suy Gẫm số 113

THÁNH PHANXICÔ  PAOLA (02 tháng 4)

       “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này,
người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18, 4)

 

      TÓM TẮT:

  1. Đức khiêm nhượng của thánh nhân.
  • Nhân đức này giúp thánh nhân giữ mình xa các chức thánh và cũng do vậy gán thêm cho các Anh Em dòng ngài tính từ hèn mọn hay bé mọn cũng vậy. Ngài không ngớt thực hành nhân đức này, xem mình như “dưới cơ” tất cả mọi người.
  • Anh Em được phúc dạy dỗ các trẻ nghèo. Anh Em hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài ban cho Anh Em một công việc quá thấp hèn nhưng lại rất hữu ích cho các linh hồn.
  1. Lòng bác ái của Thánh nhân đối với các Anh Em trong Dòng. 
  • Vị thánh này rất yêu thương các Anh Em mình trong dòng và khuyến dạy Anh Em tu sĩ phải thương nhau. Ngài muốn đặc trưng của nhà dòng mình là Đức Ái, nhân đức không thể thiếu trong cộng đoàn.
  • Anh Em có tuân giữ đức bác ái và sự đoàn kết giữa các Anh Em chưa? Anh Em đừng bao giờ nghe theo những than vãn chê trách, nhất là không được lắng nghe những ác cảm của Anh Em!
  1. Những khổ chế của thánh nhân.-    
  • Những khổ chế mà Phanxicô Paola áp dụng trong lối sống của bản thân và đề ra trong luật dòng quả thật là phi thường. Ở mọi tình huống, Phanxicô cho thấy khổ chế rất cần cho đời tu và việc nuông chiều xác thịt… rất tai hại!
  • Khi tiếp xúc với cách sống của những người như Phanxicô Paola, Anh Em còn than phiền rằng mình đã có một cuộc sống nghèo và khổ chế nữa thôi?

 

 

 

113.1.    Đức khiêm nhượng của thánh nhân.

Thánh Phanxicô Paola khiêm nhượng một cách hết sức lạ lùng. Đức tính này là lý do khiến ngài tự  cho mình là hoàn toàn bất xứng và không bao giờ nhận chức thánh. Ngài cũng dùng danh xưng ‘Anh Em Hèn Mọn’ cho các tu sĩ của Dòng ngài. Ngài muốn họ tự xem mình như là những người rốt hèn, không còn ai dưới họ cả. Thánh nhân cũng đã đích thân sống nhân đức này, ngài phục vụ bàn ăn cho các Anh Em mình, rửa chân cho họ kể cả những tập sinh. Nhưng THIÊN CHÚA là Đấng thường nâng kẻ tự hạ, đã tôn vinh thánh nhân bằng ơn làm phép lạ và nói tiên tri, những ơn mà làm cho danh tiếng thánh nhân loan truyền đi khắp nơi.

Anh Em được phúc làm công tác giáo dục cho người nghèo và dấn thân vào công việc mà chỉ những người có tinh thần Kitô hữu chân thực mới yêu thích và kính trọng. Hãy cám ơn Chúa vì Ngài đã đặt Anh Em vào một địa vị thánh thiện đến thế và vào  một địa vị thánh hoá người khác. Tuy nhiên địa vị này không có gì là sáng giá trước mắt người phàm, thậm chí còn gây cho những người làm việc đó nhiều dịp bị sỉ nhục.

113.2.   Lòng bác ái của Thánh nhân đối với các Anh Em trong Dòng.    

Thánh nhân có một lòng thương yêu rát mực đối với các Anh Em  trong Dòng và ngài cũng luôn khuyến khích họ thực hành nhân đức này vì ngài ứơc mong rằng bác ái phải là nét đặc trưng của Dòng ngài và muốn mọi tu sĩ của Dòng đều được dạy làm mọi sự vì bác ái. Hạnh phúc thay những người hết lòng hết sức chú tâm thực hành nhân đúc này! Ngoài đức vâng lời, nhân đức phải biểu hiện rõ nhất trong Cộng đoàn phải là bác ái và sự hợp lòng hợp ý. Chúng ta sống trong Cộng đoàn chỉ để giúp nhau đến với Chúa,  cố gắng hiệp nhất trong Chúa và chỉ có một lòng một ý với nhau. Điều thúc đẩy chúng ta hiệp nhất là, theo như lời thánh Gioan, những ai sống trong tình yêu là sống trong Chúa và  Chúa ở trong họ.

Anh Em có hợp nhấr vối  Anh Em khác chăng? Anh Em có nói năng và đối xử với họ trong tình bác ái chăng? Anh Em có quá chú tâm đến điều mình ghét và ác cảm của mình chăng? Hãy thấm nhuần chân lý này là trong Cộng đoàn các sư huynh phải làm sống lại những tâm tình của các tín hữu tiên khởi “họ chỉ có một lòng một ý”.

113.3.    Sự khổ chế của thánh nhân.

Vị thánh này đã đưa sự thực hành khổ chế trong Dòng ngài tới mức “quá đáng”. Khi 13 tuổi thánh nhân đã vào nơi thanh vắng để chú tâm ăn chay, ngày đêm cầu nguyện và sống trong thiếu thốn một cách hầu như khó tin suốt sáu năm trường. Thường thường ngài chỉ đi chân không, ngủ trên nền đất bất chấp thời tiết, chỉ ăn một chút bánh mì và uống một chút nước mỗi ngày một lần khi mặt trời lặn. Thánh nhân buộc các tu sĩ khấn hứa, trừ trường hợp ốm đau, không được ăn gì ngoài đồ chay tịnh. Hẳn người ta phải thực sự ghét bỏ thân xác mình mới có thể đối xử khắc nghiệt với thân xác như vậy.

Chúng ta có thể than phiền vì ta sống một đời khó nghèo khi mà Chúa Giêsu Kitô đã làm gương cho ta và nhiều thánh đã sống trong sự khổ chế nghiêm ngặt như vậy chăng? Khổ chế mà ta đọc được trong hạnh các thánh và thấy được nơi môn đệ của các ngài phải khuyến khích Anh Em bắt chước họ theo tinh thần của Dòng Anh Em.

 

Bó Hoa Thiêng Liêng

Những ai thuộc về Đức Kitô thì đóng đinh tính xác thịt vào thập giá
cùng với các dục vọng và đam mê. (Gl 5:24)

 

Đánh giá & chia sẽ bài viết

Hiển thị Bình luận

  1. Đang tải bình luận...

Để lại một bình luận

Mục lục
Copyright © Dòng Nữ La San Miền Việt Nam 2024. All right reserved. Thiết kế bởi IT Express
Điều khoản sử dụng & Chính sách bảo mật